Nếu để ý kỹ thông số của các loại đèn LED, trong mục các chứng chỉ và tiêu chuẩn thì ta có thể dễ dàng thấy được ngoài các chứng chỉ chất lượng như CE, RoHS, ISO v.v… thì có một chỉ số khác thường xuyên xuất hiện. Đó chính là chỉ số IP. Vậy, chỉ số này đại diện cho điều gì và đối với các thiết bị đèn LED thì IP bao nhiêu là đủ?
Nội dung bài viết
Khái niệm cơ bản về chỉ số IP
Tên của chỉ số này là chữ cái viết tắt cảu cụm từ Ingress Protection, tạm dịch là bảo vệ khỏi các sự xâm nhập. Chỉ số IP chủ yếu biểu thị khả năng chống bụi bẩn và nước xâm nhập của lớp vỏ bên ngoài các thiết bị. Bất kỳ thiết bị nào khi hoạt động trong môi trường bình thường đều có thể bị bụi bẩn, nước, hơi nước xâm nhập vào trong các lnh kiện. Điều này làm cho tuổi thọ của các linh kiện giảm nhanh chóng và hoạt động thiếu ổn định.
Tiêu chuẩn IP được đưa ra bởi tổ chức IEC (Intenational Electrotechnical Commission) hay còn gọi là ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế.
Chỉ số này thường được ký hiệu bởi hai chữ IP và hai chữ số đằng sau. Hai con số này biểu thị mức độ chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và nước của lớp vỏ.

Ý nghĩa của chữ số đầu tiên trong chỉ số IP
Đây là con số dùng để biểu thị mức độ chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và các vật thể rắn có dạng hạt.
Level 0: Không bảo vệ
Level 1: Bảo vệ khỏi các hạt có đường kính lớn hơn 50mm
Level 2: Bảo vệ khỏi các hạt có đường kính lớn hơn 12mm
Level 3: Bảo vệ khỏi các hạt có đường kính lớn hơn 2.5mm
Level 4: Bảo vệ khỏi các hạt có đường kihs lớn hơn 1mm
Level 5: Sự xâm nhập của bụi bẩn và các vật thể không ảnh hưởng đến thiết bị
Level 6: Bảo vệ thiết bị khỏi tất cả các lọa vật thể có kích thước khác nhau
Ý nghĩa của chữ số thứ 2 trong chỉ số IP
Chữ số thứ hai đại diện cho khả năng chống sự xâm nhập của nước và các loại chất lỏng.
Level 0: Không bảo vệ
Level 1: Bảo vệ thiết bị khỏi mưa nhỏ hoặc nước nhỏ giọt
Level 2: Bảo vệ thiết bị khỏi mưa kèm gió nhẹ
Level 3: Bảo vệ thiết bị khỏi mưa bão
Level 4: Bảo vệ thiết bị khỏi bắn nước trực tiếp
Level 5: Chống được áp lực nước từ các vòi phun áp suất thấp
Level 6: Chịu được áp lực của vòi phun cứu hỏa
Level 7: Các thiết bị có thể hoạt động khi bị nhúng trong nước độ sâu từ 15cm cho đến 1m
Level 8: Các thiết bị có thể làm việc dưới đáy biển hoặc các bình chứa có áp suất lớn.
Chỉ số IP cần thiết của các loại đèn ở khu vực khác nhau
STT | Môi trường làm việc | Cấp bảo vệ tối thiểu |
1 | Đèn ở khu vực nông thôn, ít nhà cao tầng | IP23 |
2 | Đèn ở đô thị vừa và nhỏ, khu công nghiệp nhẹ | IP44 |
3 | Đèn ở đô thị lớn, khu công nghiệp nặng | Mục đích chiếu sáng IP54 Các mục đích khác IP44 |
4 | Đèn lắp đặt ở độ cao nhỏ hơn 3m | IP44 |
5 | Đèn lắp đặt ở hầm, cầu | IP55 |
6 | Đèn lắp đặt ở những vị trí hay có ngập úng | IP67 |
7 | Đèn lắp dưới nước | IP68 |
Chỉ số IP của các sản phẩm đèn LED khác nhau
Đèn LED cũng giống như các loại đèn khác, cần có khả năng chống bụi bẩn và hơi nước từ môi trường để có thể hoạt động tốt và ổn định nhất. Các đèn LED hoạt động ở những vị trí khác nhau cần có tiêu chuẩn IP khác nhau để đảm bảo cho tuổi thọ va khả năng chiếu sáng.

Thông thường, các đèn hoạt động trong nhà, chiếu sáng nội thất chỉ cần IP từ 40-45 là có thể hoạt động tốt. Ngược lại các đèn hoạt động ngoài trời như đèn ngoại thất, đèn chiếu sáng công cộng, đèn trang trí mặt tiền, đèn hắt, đèn rọi ngoài v.v…… cần IP > 60.

Xác định chỉ số IP của đèn bằng cách nào?
Việc xác định và đánh giá tiêu chuẩn IP chỉ có thể thực hiện được bẳng các bài test chuyên dụng trong các khu vực nghiên cứu của các đơn vị kiểm định chất lượng. Hầu hết ở phần thông tin sản phẩm thì các nhà sản xuất đều ghi rõ chỉ số IP. Tuy nhiên một số sản phẩm kém chất lượng vẫn đề những con số không đúng với sự thật để đánh lừa khách hàng. Chính vì vậy bạn cần lựa chọn những thương hiệu và nhà cung cấp uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Bạn có thể thích: Các loại chip LED hiện đại phổ biến ngày nay