Nguyên lý tạo ra ánh sáng của cực âm dương của đèn LED

Cũng như các loại thiết bị công nghệ khác, đèn LED cũng có hai cực âm dương. Cực âm dương của đèn LED gồm 1 cực âm và 1 cực dương được tách ra bởi 1 khối bán dẫn tại trung tâm để tạo ra năng lượng ánh sáng. 

Cấu tạo hai cực âm dương của đèn LED

Nguyên lý tạo ra ánh sáng của cực âm dương của đèn LED

Mọi thiết bị công nghệ đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động, đèn LED cũng vậy. Cấu tạo của hai cực âm dương của bóng đèn LED gồm 1 cực âm và 1 cực dương được tách ra bởi 1 khối bán dẫn tại trung tâm. Khối bán dẫn này lại được ghép nối bởi 2 loại tiếp giáp P-N.

 

Nguyên lý tạo ra ánh sáng của hai cực âm dương của đèn LED

Khi có dòng điện tác động vào ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp P-N, một số điện tử bị lỗ trống thu hút, tiến lại gần nhau. Chúng sẽ có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Sau khi quá trình diễn ra sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó) thông qua các lớp bảo vệ, định hướng của bề mặt đèn mà ánh sáng chiếu ra ngoài theo hướng định sẵn.

Nguyên lý tạo ra ánh sáng của cực âm dương của đèn LED

Tùy thuộc vào cấu tạo các tạp chất trong chip bán dẫn mà đèn LED sẽ chiếu ra ánh sáng có màu sắc khắc nhau. Tùy thuộc vào cấu tạo các chất bán dẫn mà Đèn LED sẽ chiếu ra ánh sáng có màu sắc khắc nhau. Khi khoảng trống giữa liên kết PN với các chất liệu khác nhau, khoảng trống càng lớn, năng lượng do điện tử và lỗ trống kết hợp với nhau tạo ra năng lượng ánh sáng càng lớn. Năng lượng dưới dạng ánh sáng cũng chính là màu sắc của ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được.

Ánh sáng màu xanh dương, màu tím mang năng lượng nhiều nhất. Màu đỏ, màu cam mang năng lượng ít nhất, các nhà sản xuất ứng dụng các chất liệu cho liên kết PN khác nhau sẽ nhận được các LED có màu sắc khác nhau.

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *