Bên cạnh các chứng chỉ CO, CQ thì Blight cũng đạt các tiêu chuẩn về an toàn thiết bị điện, an toàn sức khỏe và môi trường như IEC, CE, RoHS,… Đây đều là những tiêu chuẩn chất lượng quan trọng, quyết định chất lượng của sản phẩm, củng cố niềm tin nơi khách hàng đối với sản phẩm đèn LED Blight.
Cụ thể về các tiêu chuẩn, thỏa thuận, mời bạn tìm hiểu thêm tại bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Tiêu chuẩn IEC
IEC (là viết tắt của International Electrotechnical Commission) – Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế được thành lập năm 1906. Trụ sở ban đầu của tổ chức này đóng ở Luân Đôn, nay chuyển trụ sở sang đóng tại Genève từ năm 1948. Mục tiêu của IEC là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử và các vấn đề có liên quan như: chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn điện và hỗ trợ cho thông hiểu quốc tế.
IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hoá và chuyên môn quốc tế như: ISO, Liên đoàn Viễn thông quốc tế – ITU; Ban Tiêu chuẩn hoá Kỹ thuật điện châu Âu – CENELEC. Đặc biệt, giữa IEC và ISO đã thiết lập một thoả thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo thoả thuận này, phạm vi hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử. ISO và IEC đã phối hợp thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1).
Bộ tiêu chuẩn điện kỹ thuật (chuẩn hoá quốc tế IEC) bao gồm trên 6500 tiêu chuẩn về thiết kế, lắp đặt hệ thống điện. Những tiêu chuẩn của IEC được sắp xếp theo dãy số từ 6000 đến 79999. Ví dụ IEC 60432. Bộ tiêu chuẩn cũ của IEC đưa ra trước năm 1997 được đánh số lại bằng cách cộng số cũ với 6000. Ví dụ tiêu chuẩn cũ số IEC 237 đặt lại là IEC 60237.
Tiêu chuẩn CE
Sản phẩm nào được in dấu CE thì đồng nghĩa với việc công bố sản phẩm đó thỏa những yêu cầu của tiêu chuẩn châu âu, và được chấp nhận tại hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Chứng nhận CE là điều bắt buộc đối với một nhóm hàng hóa và được đây được coi như tấm hộ chiếu thương mại đi vào thị trường Châu Âu (và cả một số quốc gia khác ngoài Châu Âu như Mỹ, Malaysia, Úc, Iran…). Nếu sản phẩm không có chứng nhận CE thì hàng hóa đó sẽ bị Hải quan nước nhập khẩu thu giữ và cấm không cho phép hàng hóa được lưu thông vào nước của họ.
Có một điều mà ít ai biết, đó là ở Châu Âu các nhà sản xuất , họ có thể tự công bố đạt tiêu chuẩn ce nếu tự tin kiểm tra rằng đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn châu Âu đề ra về sản phẩm do họ sản xuất. Tuy nhiên nếu sản phẩm này không đúng như trong tuyên bố thì loại mặt hàng này sẽ bị cấm bán vĩnh viễn trên thị trường EU . Cùng với đó là nhà sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bồi thường các ảnh hưởng do sản phẩm không đạt chuẩn của họ gây ra.
Vì vậy thường là những công ty tầm cỡ có phòng thí nghiệm riêng đạt tiêu chuẩn quốc tế mới dám tự công bố điều này, còn đối với những công ty vừa và nhỏ thường sẽ nhờ tới một tổ chức có chức năng chứng nhận đánh giá như TUV, SGS… giúp họ kiểm tra và đánh giá sản phẩm trước khi công bố ra thị trường . Khi đó tổ chức được lựa chọn đánh giá sẽ là người chịu trách nhiệm nếu sản phẩm họ đánh giá không đạt yêu cầu.
Chú ý: Các công ty nằm ngoài châu Âu sẽ không được tự công bố. Nên việc nhờ tới các tổ chức đánh giá công bố tiêu chuẩn cho mình là việc bắt buộc. Có một điều các bạn cần chú ý đó là tổ chức đánh giá đó phải có văn phòng ở Châu Âu thì giấy chứng nhận của họ cấp mới có hiệu lực.
Tiêu chuẩn RoHS
RoHS có tên gọi đầy đủ là Restriction of Certain Hazardous Substances. Tiêu chuẩn RoHS (2011/65/EU) đưa ra yêu cầu hạn chế vật chất nguy hiểm trên sản phẩm, thiết bị. Tiêu chuẩn này dùng luật pháp của Châu Âu cấm 06 loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong quá trình sản xuất: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân ( Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb).
Theo điều luật được ban hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, tất cả những sản phẩm mà chứa một trong 6 chất trên đều không được bán tại Châu Âu. Chính vì RoSH, những nhà sản xuất muốn bán được sản phẩm vào thị trường Châu Âu thì trên sản phẩm phải được đăng kí với Logo “RoHS-compliant”.
10 loại thiết bị điện-điện tử nằm trong phạm vi áp dụng của RoHS:
1- Đồ gia dụng lớn: tủ lạnh, máy giặt, lò vi ba…
2- Đồ gia dụng nhỏ: máy hút bụi, lò nướng…
3- Thiết bị IT và thiết bị viễn thông: bộ vi xử lý dữ liệu trung tâm, máy vi tính, điện thoại di động, máy fax,…
4- Thiết bị tiêu dùng: radio, ti vi, nhạc cụ…
5- Thiết bị chiếu sáng: Led, bóng đèn huỳnh quang…
6 – Thiết bị điện và điện tử: máy khoang, máy may…
7 – Đồ chơi, các thiết bị giải trí, thể thao: các đồ chơi điện tử, bảng điều khiển game bằng tay, video game…
8 – Dụng cụ y khoa: máy trợ khí…
9 – Dụng cụ quan sát kiểm soát: máy hút khói, lò sưởi.
10 – Máy cơ khí:
Blight cung cấp dịch vụ đèn trang trí và đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn RoHS.